• hbr.edu.vn
  • 082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663
  • Facebook
  • Tik Tok
  • Youtube
  • In
Trường doanh nhân HBR - HBR Business School ×

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG BỘ VỀ CHIẾN LƯỢC?

Nội dung [Hiện]

Sự đồng bộ về chiến lược kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp và nhân sự làm việc hướng về mục tiêu kinh doanh chung của tổ chức. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt không biết cách xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh đồng bộ để đột phá doanh thu, mở rộng quy mô kinh doanh. 

Buổi Q&A về chiến lược kinh doanh với TS. Alok Bharadwaj dành riêng cho cộng đồng Business Master sẽ giúp quý chủ doanh nghiệp có những góc nhìn đa chiều để giải quyết những khó khăn dưới đây về chiến lược kinh doanh. 

1. Không tập trung phát triển thế mạnh của doanh nghiệp

Nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư dàn trải bởi suy nghĩ “đừng bao giờ để hết trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, việc đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực khác nhau khi chưa nghiên cứu kỹ lưỡng về ngành hàng và đối thủ sẽ mang đến rất nhiều rủi ro cho chủ doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp phân tán khắp nơi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh chính.

2. Không xây dựng được năng lực cốt lõi độc nhất

Doanh nghiệp luôn đi bắt chước những đối thủ khác dẫn đến doanh nghiệp đánh mất lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp thất bại trong việc đề xuất giá trị riêng biệt, không thể tách biệt mình với đối thủ cạnh tranh dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp đối thủ.

3. Không thể phát huy sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp

Doanh nghiệp không có văn hoá riêng. Hoặc doanh nghiệp đã có văn hoá nhưng không biết truyền thông trong tổ chức. Điều này khiến nhân viên cảm thấy ngột ngạt và thiếu động lực làm việc. Khi đó, doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng thái “bằng mặt không bằng lòng”. Mọi chiến lược mới đều thất bại do nhân viên chỉ miễn cưỡng đồng thuận và chờ đợi đến khi bộ máy được cải tổ.

4. Cắt giảm chi phí bừa bãi vì tối ưu hoá đầu tư

 Doanh nghiệp “bỏ đói” hạng mục quan trọng và thay vào đó quá “nuông chiều” những lĩnh vực không cần thiết dẫn tới tình trạng doanh nghiệp dần đánh mất năng lực chuyên biệt. Điều này khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái “suy dinh dưỡng”, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Không thể tạo ra xu hướng mà chỉ chạy theo trào lưu

Doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ bị tụt hậu thậm chí bị đối thủ đánh bại. Hiện nay, các doanh nghiệp siêu cạnh tranh đang xuất hiện ngày càng nhiều. Họ luôn cố gắng phát triển năng lực, dự liệu nhu cầu của khách hàng và kiểm soát thị phần. Doanh nghiệp bình thường nếu không thể tự chuyển mình trở thành một ông lớn thì dĩ nhiên phải chấp nhận bị lệ thuộc.

Chương trình Q&A được dẫn dắt bởi TS. Alok Bharadwaj - Cựu phó chủ tịch cấp cao chiến lược của Canon tại 23 quốc gia Châu Á, thành viên trong hội đồng cố vấn của tạp chí kinh doanh Harvard. 

Kính mời quý chủ doanh nghiệp trong cộng đồng Business Master tham gia hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia từ

Thời gian: 19h30 - 22h30 ngày 26/09/2023 

Địa điểm: Khách sạn FTE Ba đình, Hà Nội. 

Cảm nhận học viên

Đăng ký ngay