Nhà sáng lập Bersin by Deloitte, Josh Bersin từng nói rằng: “Động lực lớn nhất tác động đến doanh nghiệp chính là sức mạnh của văn hóa học tập”. Văn hóa học tập trong doanh nghiệp chính là yếu tố then chốt giúp nhân sự chủ động học hỏi, đề xuất ý tưởng mới. Dưới đây là 6 bước để xây dựng văn hoá học tập hiệu quả trong tổ chức.
Trong thị trường kinh doanh đầy biến động, doanh nghiệp phải liên tục cập nhật thông tin, thay đổi linh hoạt và nhanh chóng để nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Trong đó, nhân sự là yếu tố then chốt trong hành trình phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp đang rất đau đầu vì nhân sự hiện tại làm việc trì trệ, không chủ động cập nhật kiến thức, không chủ động đề xuất ý tưởng…
Nguyên nhân không chỉ nằm ở nhân sự mà các lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần xem lại bản thân, xem lại cách quản trị nhân sự. Dưới đây là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trên.
1 - Doanh nghiệp không có văn hoá học tập
Văn hóa học tập trong doanh nghiệp yếu kém, thậm chí không tồn tại chính là lý do lớn nhất khiến nhân sự tránh né việc học tập và phát triển. Hãy nhớ rằng, văn hoá doanh nghiệp xuất phát từ chủ doanh nghiệp. Nếu lãnh đạo không đam mê học tập, không cập nhật tri thức mới liên tục thì không thể làm gương và xây dựng thành công văn hoá học tập trong tổ chức.
Khi doanh nghiệp không xây dựng được văn hóa học tập, sáng tạo và đổi mới không ngừng, các cá nhân dễ rơi vào tình trạng “tư duy kinh nghiệm". Nhân viên không ý thức được nâng chuẩn bản thân liên tục sẽ nâng cao hiệu suất làm việc, tăng giá trị bản thân và tăng thu nhập
2 - Lãnh đạo chỉ hô khẩu hiệu học tập nhưng không hành động, làm gương cho nhân viên
Như đã nói nguyên nhân đầu tiên, lãnh đạo là người tạo ra văn hoá học tập, làm tấm gương để nhân sự noi theo. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo chỉ hô khẩu hiệu học tập nhưng thực sự hành động. Đây chính là hệ quả tạo ra nguyên nhân đầu tiên. Lãnh đạo cần phải sửa mình, phải tự học để có nhiều ý tưởng mới, khơi gợi tinh thần làm việc máu lửa cho nhân viên của mình.
Lý do nhân sự ngại thay đổi không chịu học hỏi
Khảo sát của Deloitte cho thấy, 94% tổng giám đốc và 88% nhân viên cho rằng, văn hóa doanh học tập nghiệp quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển văn hoá học tập trong tổ chức đòi hỏi sự nỗ lực của cả tập thể. Hãy cùng xem cách Trường Doanh Nhân HBR xây dựng văn hoá học tập, sáng tạo và đổi mới không ngừng như thế nào.
6 bước xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp
Lãnh đạo chính là yếu tố then chốt trong việc xây dựng và duy trì văn hóa học tập của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp không chỉ là người đưa ra tầm nhìn, chiến lược mà còn phải là người tiên phong trong việc học tập.
Trước khi truyền lửa cho nhân sự, lãnh đạo cần là người thích nghiên cứu, ham muốn học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới để nâng cao chuyên môn, năng lực lãnh đạo.
Chỉ khi lãnh đạo nhận thấy được tầm quan trọng của văn hóa học tập và xác định đây là vấn đề cấp bách thì mới có thể kiến tạo tinh thần học hỏi không ngừng trong doanh nghiệp.
Để xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp lãnh đạo cần là người khởi xướng
XEM THÊM: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT
Đội tiên phong là những nhân sự có chuyên môn tốt, thái độ làm việc tốt và cam kết cao với tổ chức. Thông thường, đội tiên phòng là những quản lý cấp trung, có sức ảnh hưởng đến nhóm nhân sự khác. Song hành với lãnh đạo, đội tiên phong sẽ là những người đi đầu trong việc áp dụng và lan tỏa văn hóa học tập
Đội tiên phong sẽ góp phần lan tỏa văn hóa học tập trong doanh nghiệp
Lãnh đạo cần giúp nhân sự trả lời câu hỏi: “Vì sao tôi nên thực hiện văn hoá học tập” hay “lợi ích tôi nhận được khi học tập". Vai trò quan trọng của văn hoá học tập được trình bày chi tiết tại phần 3.
Chủ doanh nghiệp cũng có thể minh chứng lợi ích của văn hoá học tập thông qua các case study Google, Tesla hay Amazon. Điều này sẽ giúp đội ngũ tiên phong dễ dàng hình dung ra bức tranh tương lai và tin tưởng hơn vào hiệu quả của văn hóa học tập.
Lãnh đạo cần xây dựng viễn cảnh tương lai tốt đẹp cho nhân sự
Để nhanh chóng lan tỏa văn hóa học tập trong tổ chức, một trong những yếu tố quan trọng là thu hút sự tham gia của nhân sự ở mọi cấp bậc. Bạn có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và giải quyết một vấn đề nhức nhối của doanh nghiệp, đưa ra ý tưởng kinh doanh và khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng.
Thu hút nhân sự cùng tham gia sẽ thúc đẩy văn hóa học tập
Để lan tỏa nhanh chóng văn hóa học tập trong doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp hãy tạo ra chiến thắng ngắn hạn. Điều này ghi nhận kịp thời những nỗ lực và thành quả của nhân viên trong quá trình học tập và áp dụng kiến thức mới. Tôn vinh những chiến thắng ngắn hạn cũng là cơ hội để ban lãnh đạo đánh giá, phản hồi và điều chỉnh kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu dài hạn.
Chủ doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau để giúp tổ chức vui vẻ học: thông báo kết quả, tôn vinh cá nhân, truyền thông chia sẻ của nhân sự đam mê học tập để phát triển bản thân và thay đổi số phận.
Chiến thắng ngắn hạn sẽ thúc đẩy nhân sự theo đuổi văn hóa học tập
Văn hóa học tập trong doanh nghiệp sẽ dần biến mất nếu không được thực hiện và truyền thông liên tục. Để văn hóa học tập không bị mai một thì ngay từ khi tuyển dụng, lãnh đạo cần chọn lọc ứng viên phù hợp với văn hóa học tập. Nhân sự được chọn phải đảm bảo tiêu chí yêu thích việc tìm tòi, học hỏi và có khao khát không ngừng phát triển. Nhưng để thu hút những ứng viên ham học hỏi, chủ doanh nghiệp phải là người thực hiện và truyền thông đam mê học tập trên các nền tảng mạng xã hội.
5 bước xây dựng văn hóa để tạo lợi thế cạnh tranh độc nhất cho tổ chức | Trường Doanh nhân HBR
Các tập đoàn lớn thế giới Samsung, Adobe, Facebook đều đề cao văn hoá học tập trong tổ chức. Dưới đây là 3 vai trò chính của văn hóa học tập mà chủ doanh nghiệp nên biết.
Vai trò của văn hóa học tập trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp có văn hoá học tập mạnh mẽ sẽ giúp môi trường làm việc năng động hơn. Các cá nhân sẽ cảm thấy hứng thú khi được khuyến khích đưa ra các ý tưởng mới, giải pháp sáng tạo mà không bị giới hạn. Những góc nhìn mới, giải pháp mới sẽ giúp doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với những thay đổi của thị trường và khách hàng.
Nhiều nhân sự không thỏa mãn với công việc hiện tại là vì họ thấy không được học hỏi và phát triển. Văn hóa học tập, đổi mới không ngừng chính là chìa khóa để giải quyết nỗi đau giữ chân nhân tài cho nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Nhân sự cảm thấy rằng doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến vấn đề phát triển cá nhân thông qua các khóa đào tạo, các dự án... Từ đó, họ nhìn được tiềm năng phát triển của bản thân trong môi trường này và sẵn sàng gắn bó lâu dài.
Theo Forbes, nhân sự làm việc trong môi trường có văn hóa học tập trên 58% thường sở hữu các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc. Ở môi trường học tập, nhân viên liên tục chia sẻ, trao đổi kiến thức với nhau, đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ leader tạo nên dây chuyền làm việc nhịp nhàng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, môi trường khuyến khích học tập sẽ thúc đẩy nhân sự đưa ra nhiều sáng kiến giải quyết các công việc hiện tại hiệu quả hơn. Từ đó, tốc độ và chất lượng công việc sẽ được cải thiện đáng kể.
Vai trò của văn hoá học tập trong tổ chức | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung
Văn hóa học tập trong doanh nghiệp chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Chỉ khi nhân sự chủ động học tập, phát triển từng ngày mới có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp.
Cảm nhận học viên