• hbr.edu.vn
  • 082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663
  • Facebook
  • Tik Tok
  • Youtube
  • In
Trường doanh nhân HBR - HBR Business School ×

NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐO LƯỜNG 10 CHỈ SỐ MARKETING NÀY ĐỂ TỐI ƯU CHI PHÍ TIẾP THỊ

Nội dung [Hiện]

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu tốn rất nhiều chi phí để làm Marketing nhưng lại không biết cách đo lường để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch Marketing. Từ đó, doanh nghiệp không xác định đâu điểm tốt, điểm chưa tốt khi làm Marketing. Do đó, đo lường hiệu quả Marketing với 10 chỉ số dưới đây là điều bắt buộc cần thực hiện để kinh doanh thành công.

1. Đánh giá chi phí trên một hợp đồng mang về 

Chỉ số đánh giá chi phí trên một hợp đồng mang về (CPA - Cost per Acquisition) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo trực tuyến. CPA đo lường tổng số tiền mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để thu hút một khách hàng hoặc hoàn thành một hành động cụ thể như đặt hàng, đăng ký, hoặc tải ứng dụng về.

Nếu CPA thấp, điều này cho thấy doanh nghiệp đang tiêu ít tiền để thu hút khách hàng mới hoặc thực hiện hành động mục tiêu từ họ. Ngược lại, nếu CPA cao hơn giá trị trung bình của một khách hàng hoặc hành động, doanh nghiệp có thể cần xem xét lại chiến lược tiếp thị.

Công thức: CPA = (Tổng số tiền chi tiêu trong chiến dịch) / (Tổng số khách hàng)

Ví dụ, nếu doanh nghiệp đã chi trả 2.000 đô la trong một chiến dịch quảng cáo trực tuyến và đã thu hút được 100 khách hàng mới, CPA = 2.000/ 100 = 20 đô la/ khách hàng.

2. Đo lường hiệu quả Marketing qua chỉ số tăng trưởng doanh thu

Đo lường hiệu quả Marketing qua chỉ số tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth) là việc đánh giá và theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp thông qua hoạt động tiếp thị. Chỉ số tăng trưởng doanh thu đo lường tỷ lệ tăng trưởng của tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể so với khoảng thời gian trước đó.

Công thức tính: Revenue Growth = ((Doanh thu trước - Doanh thu sau)/ doanh thu sau) x 100%

Ví dụ, Doanh nghiệp có doanh thu trong quý 1 là 500.000 đô la và doanh thu trong quý 2 là 600.000 đô la. Khi đó, chỉ số tăng trưởng doanh thu  là (600.000 - 500.000)/ 500.000) x 100% = 20%.

Việc đo lường tăng trưởng doanh thu giúp doanh nghiệp xác định hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị và thúc đẩy sự phát triển của họ. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để tối ưu hóa chiến lược Marketing, tập trung vào các kênh hoặc sản phẩm có khả năng tạo ra tăng trưởng doanh thu cao hơn, và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để đạt được mục tiêu tăng trưởng.

3. Đo lường hiệu quả Marketing thông qua giá trị vòng đời khách hàng 

Việc đo lường hiệu quả Marketing dựa trên Giá trị vòng đời Khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV) đánh giá tổng giá trị mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả các giao dịch mà khách hàng thực hiện trong thời gian họ tương tác với doanh nghiệp và mức độ trung thành của khách hàng.

Việc đo lường CLV giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giá trị của việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại. CLV cao tức là khách hàng đóng góp nhiều giá trị và có tiềm năng mua sắm thường xuyên trong tương lai. 

Cách tính CLV khá đơn giản. Ví dụ, một khách hàng trung bình của doanh nghiệp mua sản phẩm với giá trị 100 đô la mỗi tháng và duy trì mối quan hệ trong 2 năm. Khí đó, CLV của khách hàng đó là 100 đô la x 24 tháng = 2.400 đô la.

Doanh nghiệp cần phải đo lường hiệu quả bằng giá trị vòng đời khách hàng CLV 

4. Đo lường tỷ lệ chuyển đổi trong Marketing

Đo lường tỷ lệ chuyển đổi trong marketing (Conversion Rate) là đo lường tỷ lệ phần trăm của khách hàng tiềm năng hoặc người xem đã thực hiện một hành động cụ thể. Hành động cụ thể có thể là để lại thông tin, mua sản phẩm.

Ý nghĩa của việc đo lường tỷ lệ chuyển đổi là để hiểu mức độ thành công của chiến dịch tiếp thị trong việc thuyết phục và thúc đẩy khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mong muốn. Tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể gợi ý rằng có vấn đề trong quá trình thuyết phục hoặc trải nghiệm người dùng, trong khi tỷ lệ chuyển đổi cao thường là một tín hiệu tích cực về hiệu suất của chiến dịch.

Công thức: Tỷ lệ chuyển đổi = (Số khách hàng thực hiện hành động) / (Tổng số người xem tiềm năng) x 100%.

Ví dụ, doanh nghiệp gửi 1000 email và có 50 người đăng ký sau khi nhận email đó. Khi đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ là (50/1000) x 100% = 5%.

5. Đo lường trong Marketing qua chỉ số chi phí cho mỗi đơn hàng

Chỉ số chi phí cho mỗi đơn hàng (Cost Per Order - CPO) là đo lường chi phí để thực hiện một giao dịch mua hàng từ việc thu hút khách hàng đến khi họ thực sự mua sản phẩm hoặc dịch vụ. CPO càng thấp có nghĩa là chi phí để thực hiện một đơn hàng thấp. Khi đó, chiến dịch tiếp thị được coi là hiệu quả.

Công thức: CPO = (Tổng chi phí Marketing) / (Số lượng đơn hàng)

Ví dụ, doanh nghiệp chi tiêu 1000 đô la cho chiến dịch quảng cáo và đã bán 50 đơn hàng. Khi đó, CPO = 1000/ 50 = 20 đô la/ đơn hàng. 

6. Đo lường phễu thanh toán

Phễu thanh toán (Payment Funnel) đo lường các bước mà người dùng phải thực hiện để hoàn tất một giao dịch mua hàng. 

Cách tính phễu thanh toán thường dựa trên việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi qua từng bước của quá trình thanh toán. Ví dụ, nếu có 2000 người xem sản phẩm, 100 người thêm vào giỏ hàng, 600 người đăng ký, 400 người cung cấp thông tin thanh toán và cuối cùng chỉ có 300 người hoàn tất thanh toán, tỷ lệ chuyển đổi của từng bước sẽ là:

  • Tỷ lệ chuyển đổi từ xem sản phẩm sang thêm vào giỏ hàng là 50%
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ thêm vào giỏ hàng sang đăng ký là 60%
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ đăng ký sang cung cấp thông tin thanh toán là 66.67%
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ cung cấp thông tin thanh toán sang hoàn tất thanh toán là 75%

Dựa trên các tỷ lệ này, doanh nghiệp có thể xác định được các rào cản trong phễu thanh toán và thực hiện các biện pháp để tối ưu hóa quá trình đó.

Phễu thanh toán - Phương thức đo lường hiệu quả trong marketing

7. Đo lường Marketing thông qua chỉ số chi phí cho khách hàng tiềm năng

Chỉ số chi phí cho khách hàng tiềm năng (Cost Per Lead - CPL) đo lường chi phí để thu hút một khách hàng tiềm năng mới. CPL giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất của chiến dịch tiếp thị. CPL thấp đồng nghĩa với chi phí để thu hút khách hàng tiềm năng thấp. Khi đó,  chiến dịch được coi là hiệu quả.

Công thức: CPL = (Tổng chi phí Marketing) / (Tổng số lượng khách hàng tiềm năng)

Ví dụ, một doanh nghiệp đã tiêu tốn 1000 đô la cho một chiến dịch quảng cáo trực tuyến và thu được 100 liên hệ tiếp thị. Khi đó, CPL là 10 đô la cho mỗi liên hệ. Nếu một trong những liên hệ này sau đó trở thành khách hàng, và giá trị mà khách hàng này mang lại là 500 đô la, thì doanh nghiệp có thể cho rằng CPL 10 đô la là hợp lý.

XEM THÊM: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

8. Đo lường tỷ lệ mua lại của khách hàng trong Marketing

Đo lường tỷ lệ mua lại của khách hàng (Customer Retention Rate) là đo lường tỷ lệ khách hàng mà doanh nghiệp đã giữ lại trong một khoảng thời gian cụ thể so với tổng số khách hàng ban đầu. Khi tỷ lệ duy trì cao, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng giữ chân khách hàng và tạo ra giá trị liên tục từ họ. 

Công thức: Tỷ lệ duy trì khách hàng = (Số lượng khách hàng trung thành) / (Tổng số khách ban đầu) x 100%.

Ví dụ, doanh nghiệp có tỷ lệ duy trì khách hàng 80%, điều này có nghĩa là họ đã giữ lại 80% khách hàng trong khoảng thời gian đó.

9. Đo lường chi phí cho mỗi hành động

Đo lường chi phí cho mỗi hành động (Cost Per Action - CPA) là đo lường chi phí để có được một hành động cụ thể từ phía khách hàng.

Công thức: CPA = (Tổng chi phí Marketing) / (Số lượng hành động)

Ví dụ, doanh nghiệp chi tiêu 500 đô la cho quảng cáo trực tuyến và thu được 50 đăng ký mới. Khi đó, CPA là 10 đô la cho mỗi đăng ký. Điều này có nghĩa là họ phải chi trả 10 đô la để có được một đăng ký mới.

10. Đo lường hiệu quả Marketing qua lợi nhuận trên chi phí quảng cáo

Đo lường hiệu quả Marketing qua lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (Return on Ad Spend, ROAS) là một cách quan trọng để đánh giá tác động của chiến dịch quảng cáo trực tuyến. ROAS đo lường tỷ lệ lợi nhuận mà một chiến dịch quảng cáo thu được so với số tiền đã chi tiêu cho quảng cáo. 

Công thức: ROAS = (Tổng lợi nhuận thu được từ quảng cáo) / (Tổng chi phí quảng cáo)

Ví dụ, doanh nghiệp tiêu tốn 2000 đô la cho quảng cáo trực tuyến và lợi nhuận đạt được 4.000 đô la. Khi đó, ROAS sẽ là 2. Tức là, mỗi đô la chi tiêu cho quảng cáo đã tạo ra 2 đô la lợi nhuận.

Đo Lường Hiệu Quả Marketing - Chỉ Số Nào Là Quan Trọng Nhất | Mr.Tony Dzung & Mr.Hoàng Bá Tầu

Thống kê, đo lường các chỉ số Marketing là cách tốt nhất để đo lường hiệu quả Marketing. Từ việc nắm rõ các chỉ số, doanh nghiệp sẽ biết nên tập trung thực hiện chiến dịch Marketing như thế nào để giảm tối đa chi tiêu, giúp tăng doanh thu. Hy vọng, bài viết này đã mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp của bạn.

Cảm nhận học viên

Đăng ký ngay